Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 34
  1. #1
    RoxieC281 Guest

    Sự suy thoái của ngành công nghiệp game

    Người viết bài còn nhớ cái thời điểm khi "video game" là 1 cụm từ chỉ liên quan hoàn toàn tới game. Bạn biết đấy, những cuộn băng hoặc chiếc đĩa được gắn vào những cỗ máy chơi game của chúng ta sẽ ngay lập tức đưa chúng ta tới những vùng đất ngập tràn bởi những cuộc phiêu lưu, những màn đấu trí cân não đầy tính chiến thuật, những bí ẩn khó lường và thậm chí là cả kinh dị nữa. Đó là những thứ sẽ biến chúng ta thành những vận động viên thể thao chuyện nghiệp hay những siêu anh hùng chỉ có cơ hội được bắt gặp trong giấc mơ. Trò chơi. 1 công cụ giải trí điện tử.

    Tôi chắc chắn tất cả các bạn đều đang nghĩ rằng, "nhưng Linh, những tựa game như thế vẫn xuất hiện đầy ra đấy thôi! Tôi có cả 1 bộ sưu tập của chúng trong ngăn kéo bàn học của mình!". Và bạn đã đúng. Vâng, game vẫn đang được đều đặn phát triển từng ngày, từng giờ 1 nhằm phục vụ cho cái nhu cầu tiêu dùng thuần túy của chúng ta, song bạn sẽ phải khó khăn lắm mới có thể nghe được những thông tin về chúng từ các phương tiện truyền thông đại chúng.

    Hơn 4 năm qua, kể từ khi thế hệ trò chơi HD hiện nay được chính thức bắt đầu, giới truyền thông đã cảm thấy cần thiết phải xuyên tạc những trang web của họ, những tạp chí và những trang blog của những con người nhiệt huyết hơn với những luồng "thông tin" có liên quan trực tiếp đến tất cả những ai đã từng cảm thấy thích thú đối với những trò chơi khác nhau.

    Ngày qua ngày, tuần qua tuần, chúng ta được thiết đãi đến mức bội thực với những doanh số bán hàng, những con số thống kê về các phần mềm, cuộc tranh giành bản quyền của 1 công ti lớn này với 1 "con khủng long" khác, vân vân và vân vân. Cái vấn đề mà tôi đang muốn trình bày là các phương tiện truyền thông đại chúng gần như không còn là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho game nữa, và như vậy, cá nhân tôi có cảm giác rằng đó là 1 điều hết sức bất ngờ. Tôi có thể cảm nhận được 1 nỗi thất vọng dấy lên trong giới truyền thông khi họ bị buộc phải tường thuật lại 1 vụ việc nào đó hoàn toàn không liên quan gì tới cuộc chiến tranh giữa các hệ console này, cuộc chiến tranh giữa các hệ console kia.

    Tôi thường có khuynh hướng lảng tránh những chủ đề (topic) bàn luận về "console war" trên các diễn đàn mà mình biết, bởi tôi không muốn mình vô tình lại trở thành 1 kẻ góp phần duy trì tình trạng hoang mang đó và những màn tung hỏa mù bị ném vô tội vạ lên mạng Internet, thế nhưng mọi chuyện đã đạt đến cái giới hạn nơi tôi không còn có thể nhắm mắt làm ngơ trước sự kém cỏi đến độ tồi tệ trong nhận thức của 1 số bộ phận game thủ trẻ tuổi ngày nay về ngành công nghiệp game hạng nặng.

    Tôi đã không còn là 1 thiếu niên nữa. Tôi đã chơi game kể từ năm 1999, khi mới chỉ là 1 thằng nhóc lần đầu tiên bắt gặp những hình ảnh về Super Mario Bros. dành cho hệ máy NES (Nintendo Entertainment System). Tôi đã chứng kiến tận mắt không dưới 5 cuộc tiến hóa của thế hệ console và của hơn 15 hệ máy chơi game khác nhau, cả console lẫn handheld. Nói 1 cách ngắn gọn, tôi đã là 1 fan trung thành của ngành công nghiệp game trong 1 khoảng thời gian rất, rất dài, và tôi đã nhận thấy những mầm mống của những xu hướng mới cũng như tình trạng xuống cấp của nó so với mặt bằng chung của 1 vài năm trước.

    Dĩ nhiên, các fanboy luôn luôn là 1 phần không thể thiếu được. Chúng đã xuất hiện từ thời ngàn xưa. Tuy nhiên, fanboy trong thế giới hiện đại ngày nay là 1 con quái vật vô cùng nhiễu loạn, và bất cứ khi nào hắn mở miệng ra, hay, chính xác hơn, đặt những ngón tay của hắn lên bàn phím để tuôn ra bất cứ lời đả kích vô thức nào mà hắn nghĩ ra được đầu tiên, tôi đột nhiên cảm thấy 1 làn sóng bực bội trào dâng trong người. Tại sao vậy? Bởi vì gã fanboy này không hoàn toàn phải chịu trách nhiệm cho những suy nghĩ hiện thời của hắn nói riêng và sự nhận thức của cả thế giới trò chơi nói chung.

    Như đã nói từ trước, các phương tiện truyền thông đại chúng đã bị đầu độc bởi, cái gì, lòng trung thành tới độ mù quáng với 1 hệ máy console nhất định ư? Không, chính xác hơn, vì thứ chủ nghĩa tư bản của họ. Tường thuật lại những tin nhanh về game có thể là 1 công việc cực dễ sinh lợi... nếu cánh phóng viên biết cách kiểm soát số lượng câu hỏi có khả năng đặt ra được với các công ti (bất kì 1 công ti nào), hay đơn giản là mớm mồi cho những bè lũ troll rỗi việc xuất hiện nhan nhản khắp mọi nơi nhằm mục đích thu vén thêm lượng view cho trang web của họ, và theo cách đó tiếp tục nhồi nhét nhiều hơn những tư tưởng tiêu cực, quảng cáo và những sự hỗ trợ mang tính chất công nghiệp.

    Chính bởi mối quan hệ theo kiểu sống cộng sinh này giữa những phương tiện truyền thông, ngành công nghiệp game và các fanboy, chúng ta "sung sướng" được đón nhận rất nhiều những hậu quả gây thiệt hại vô cùng to lớn tới thế giới trò chơi cùng 1 lúc, điển hình như, "PS3 chẳng có tựa game nào ra hồn", "Xbox chỉ toàn thấy game bắn súng", "Wii là để dành cho trẻ con". Oh, vẫn còn kha khá những cụm từ đặc sắc hơn thế này nhiều, nhưng chúng là những quan niệm sai lầm thuộc vào hàng phổ biến nhất.

    Bởi các phương tiện truyền thông đại chúng đang từng ngày, từng giờ tiến hành tường thuật lại những bước chuyển biến của ngành công nghiệp game với 1 cách nhìn nhận kiểu bất cần đạo lí và thường rất 1 - chiều, 1 bộ phận không nhỏ trong thế hệ game thủ ngày nay đã bị cuốn theo chính cái lối nhìn nhận thiển cận, 1 chiều đó về ngành công nghiệp game. Trước khi tiếp tục, tôi xin được phép giải thích rằng khi tôi nói "thế hệ game thủ ngày nay", tôi muốn ám chỉ cụ thể tới những game thủ như cậu em trai của tôi, năm nay 15 tuổi, và chưa từng bắt đầu hòa mình vào dòng chảy của game cho tới khi thế hệ trò chơi hiện nay ra đời, hay để gọi theo cách của tôi, "Thế hệ Halo" tiếp nối cái thế hệ xưa cũ trước kia. Đó là những game thủ đã quá nhẵn mặt với Xbox, Xbox 360 và Nintendo Wii. Đó là những con người luôn luôn tin rằng nếu 1 tựa game không sở hữu mục chơi multiplayer thì hoàn toàn không đáng để mua về, hay những tựa game như Ratchet and Clank hoặc Braid là chỉ để dành cho lũ trẻ con mặt búng ra sữa vì chúng sở hữu 1 cơ chế đồ họa quá "hoạt hình", quá mang - hơi - hướng - Pixar.

    Thế hệ này, dễ nhận thấy hơn cả so với bất kì 1 thế hệ nào khác, dường như tỏ ra không đủ can đảm để dám nghĩ và tự làm hình thành nên 1 quan điểm nhất định của riêng mình về ngành công nghiệp game cho chính bản thân họ, và bởi vậy trở nên lệ thuộc quá nhiều vào giới truyền thông, hoặc 1 trang web đại loại như Metacritic để nói cho họ biết điều gì họ nên và không nên ủng hộ. Khi tôi chỉ mới chập chững bước những bước đi đầu tiên của mình vào làng game thế giới, tôi đã phụ thuộc quá mức vào những tạp chí danh tiếng nước ngoài như Nintendo Power, EGM, Gamepro, v.v... bởi vì, ở vào thời điểm ấy, chúng vẫn còn cung cấp được tương đối nhiều thông tin bổ ích (ngay tới cả Nintendo Power, vốn chỉ dày đặc toàn những thứ nói về Mario và Nintendo, cũng từng lên tiếng thừa nhận rằng trò chơi Sonic the Hedgehog, đến từ đại kình địch SEGA, là 1 trải nghiệm tuyệt vời mà bất cứ 1 gamer nào cũng cần phải thử qua), và bao gồm không 1 điều gì khác ngoài các tựa game. Không thể tìm thấy được bất kì 1 bảng doanh số bán hàng nào hoặc những sự lừa lọc mang tính vụ lợi có chủ đích về ngành công nghiệp này.

    Nhưng rồi sau đó, mọi chuyện thay đổi khi những phương tiện truyền thông bắt đầu cảm thấy sự kích thích cao độ khó mà cưỡng lại được về thế giới trò chơi. Về những sự hứa hẹn và tiềm năng ẩn giấu dưới cái vỏ bọc giải trí đến từ 1 thế hệ mới. Ngày nay, những phương tiện truyền thông đại chúng nhìn nhận ngành công nghiệp quan trọng này qua những con mắt cay độc, lợi nhuận, kinh tế. Trong suy nghĩ của họ, chẳng có sự cách tân nào hết. Chẳng có sự sáng tạo nào hết. Chẳng có sự vui nhộn nào hết. Tất cả đều chỉ là thương mại, những doanh số bán hàng, những mức định giá cổ phần, và nếu 1 trò chơi bất kì không đạt được tới 1 thang điểm ở vào khoảng 90% hoặc cao hơn thế từ Metacritic, hoặc không bán được nổi 8 triệu bản trong tuần đầu tiên, trò chơi đó là 1 sự thất bại đáng hổ thẹn.

    Trạng thái tâm lí này cũng đã phần nào tác động tới cộng đồng game. Khi đang trong quá trình tranh cãi về những ưu điểm của những trò chơi như Fable 2 hay LittleBigPlanet, rất nhiều game thủ trên mạng Internet đã ngay lập tức ném lên bàn thảo luận điểm số đánh giá từ Metacritic, hay 1 bài review của 1 cây bút nào đó được lấy từ cái cửa sau vốn luôn luôn kiêu căng tự phụ và diễn những tấn trò lố bịch tới mức khó tưởng tượng nổi như Edge, hay tìm cách trích dẫn những doanh số bán hàng thông thường luôn tỏ ra sai lệch từ VGChartz nhằm mục đích chứng minh rằng những tựa game nói trên hoặc là 1 thất bại thảm hại, hoặc là 1 thành công không thể chối cãi.

    Rất ít các cộng đồng game ngày nay còn biết thực sự thảo luận theo đúng nghĩa về các trò chơi sắp và đã phát hành. Những diễn đàn như Neogaf chứa đựng đầy rẫy những câu bình luận đáng ghê tởm, những kẻ trưởng giả học làm sang hơm hĩnh, những vẫn thơ bóng bẩy cho thấy họ cảm giác thất vọng đến nhường nào với 1 vài tựa game được thổi phồng quá mức thời gian gần đây, vốn vẫn rất xuất sắc xét trên phương diện gameplay, là 1 sự thất bại tràn trề bởi nó chưa giải quyết được 1 vài vấn đề còn mắc phải với... cơ chế khử răng cưa anti-aliasing (cho những ai còn chưa biết: Đó là những góc cạnh sắc nhọn xuất hiện trên các mô hình nhân vật hay môi trường nội - ngoại cảnh. Những trò chơi sở hữu những cơ chế anti-aliasing ở cấp độ cao hơn sẽ là phẳng mượt các bề mặt này; điển hình như Killzone 2 hoặc Mass Effect).

    Ngay cả khi 1 trò chơi tỏ ra vui nhộn và hấp dẫn 1 cách chân thực nhất, ví dụ, LittleBigPlanet, hay Ninja Gaiden 2, rất nhiều các game thủ ngày nay bao giờ cũng sẵn sàng chỉ ngay ra rằng, bởi những tựa game này không bán được 8 triệu bản như Halo 3, hay 4 triệu như Gears of War, chúng lập tức trở nên ít thú vị hơn và không xứng đáng với đồng tiền bát gạo.

    Nếu không phải do những phương tiện truyền thông đại chúng đã coi trọng quá mức bình thường cái tầm ảnh hưởng lố bịch của những dạng điểm sống còn đại loại kiểu như "PS3 phải bán được 140+ triệu bản giống như PS2", hoặc giả dụ như "Halo 3 có 1 chiến dịch marketing khổng lồ tiêu tốn tới 30 triệu đôla", tôi chân thành tin tưởng rằng cộng đồng game sẽ không bao giờ mảy may bận tâm đến những vấn đề kì quặc như thế này. Tại sao chúng lại luôn phải là vấn đề đầu tiên mà 1 người sử dụng cần cân nhắc? Ở vào địa vị 1 gamer, tất cả những gì tôi quan tâm đơn giản chỉ là có nhiều hay không những tựa game đáng để chờ đợi sắp được trình làng cho những hệ máy chơi game mà tôi sở hữu.

    Tôi có những sự thiên vị của riêng mình, và tôi không hề ngượng ngùng thừa nhận rằng tôi là 1 fan cuồng nhiệt của Xbox 360, song tôi vẫn còn có cả 1 chiếc Playstation 3 kết nối đồng thời cùng với 1 màn hình HDTV như chiếc X360 của mình, và tôi rất tin tưởng rằng chỉ trong tương lai gần thôi, tôi cũng sẽ có thêm được 1 chiếc Wii. Tôi có thể tận hưởng Mass Effect, Fable 2 và Gears of War nhiều như khi tôi tận hưởng Uncharted: Drake's Fortune, Metal Gear Solid 4 và inFAMOUS, và vì những lí do khác nhau.

    Tôi có chung 1 sự kích thích cao độ dành cho Alan Wake và Mass Effect 2 cũng như với Uncharted 2: Among Thieves, Ratchet and Clank Future: A Crack in Time và The Last Guardian. Sự thích thú và trông đợi của tôi đối với những tựa game như thế không thể nào bị vùi lấp bởi những doanh số bán hàng, những điểm số của Metacritic, hay việc những Kotaku và Joystiq có thổi phồng hoặc giảm độ cường điệu hóa chúng đến nhường nào.

    Thật đáng buồn, sự thật vẫn là sự thật. Không có quá nhiều những game thủ ngày nay biết sẻ chia sự tin tưởng đó. Hãy hướng tới 1 vài trang web đã đề cập tới bên trên, hay N4G.com, nơi vốn tôi đang là 1 thành viên, và chính bạn sẽ được chứng kiến giới truyền thông đại chúng đã bóp méo nhận thức về game và thế hệ các cỗ máy console hiện nay ra sao, và đã làm ngăn trở đà phát triển của ngành công nghiệp 25 tuổi của chúng ta tới mức độ như thế nào. Họ đã làm đổi thay và xuyên tạc cái điều thực sự quan trọng đối với 1 gamer. Chúng chỉ nên liên quan hoàn toàn tới game, chứ không phải bất kì thứ gì khác.

    Không phải ngẫu nhiên mà ngành công nghiệp hạng nặng này chưa bao giờ tỏ ra vượt trội hoàn toàn so với những loại hình giải trí khác như Phim ảnh, Âm nhạc và Truyền hình. Quá nhiều kẻ say mê game tới độ mù quáng đã chọn cách cư xử với những hành động vô cùng dốt nát, thiếu chín chắn khiến cho bản thân tôi, bất chấp tình yêu của mình, buộc lòng phải đồng tình với những nhận định của người ngoài cuộc về chúng ta.

    Thay vì trở thành những nhà phân tích chỉ biết lí thuyết suông và những fanboy nóng đầu, chúng ta cần phải ghi nhớ rằng tất cả chúng ta đều có 1 điểm chung, 1 tình yêu nhiệt thành với thế giới trò chơi, và chúng ta không thể đứng nhìn cái thế giới ấy, vốn đã bị tổn hại và suy thoái nghiêm trọng, theo quan điểm của tôi, không thể sửa chữa được nữa, gây tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ riêng của chúng ta về những công cụ giải trí thuần chất kia.

    Trước khi tôi ngừng bút, đây là 1 vài lời khuyên ngắn gọn dành cho bạn:

    PS3 có rất nhiều tựa game "ra hồn".

    Xbox 360 không chỉ toàn game bắn súng.

    Wii không chỉ để dành cho trẻ em (bằng chứng đơn giản nhất là hàng triệu thanh niên vẫn sở hữu 1 chiếc máy loại này kết nối với TV của họ).

    Hãy làm 1 con người, không phải chỉ là những con cừu răm rắp nghe theo lời chủ, và tiếp tục hành trình khám phá của mình, bỏ qua giới truyền thông với những sự thành kiến, cay độc và cách nhìn nhận sai lệch hoàn toàn về ngành công nghiệp game đang dẫn tới những kết cục không có lợi chút nào, và sẽ không thể được khoan dung thêm nữa. Chúng ta có thể đủ sức đưa sự hấp dẫn chân thực trở lại với thế giới game, ngay cả khi chúng ta có những nhận thức riêng về các hệ máy console và các thể loại game.

    Chúng ta không bao giờ có thể cùng chung sở thích, và chúng ta cũng không cần thiết phải làm như vậy, nhưng tuyệt đối không có bất kì 1 sự bao biện nào cho cộng đồng game để trở nên giận dữ, bảo thủ và nhạy cảm với những sự lệch lạc và hoang mang tới độ này. Những phương tiện truyền thông đại chúng mới là những kẻ phải cảm thấy xấu hổ trước tiên, và xem xét chính xác lại nguyên nhân nào đã khiến họ lựa chọn việc đặt nhiệm vụ tường thuật những tin vắn về game lên hàng đầu.

  2. #2
    danghoaqt Guest
    Bài viết hay lắm!! Tôi chơi game vì tôi yêu thế giới game và tôi chọn 1 game để chơi không phải vì bị sự chi phối của ngành công nghiệp game ảnh hưởng lên tôi mà tôi chọn vì tôi cảm thấy thích nó, đơn giản thế thôi!!

    Bạn hay mọi người có thể bảo rằng game A hoặc game B,... này đỉnh, hay, tuyệt vời và còn game C, hay D thì dở hoặc chỉ dành cho con nít,.... oke bạn có quyền nói những gì bạn thích :-@:-@ còn tôi thì chỉ chơi cho bản thân tôi!! Game A hay B là game "đỉnh" à!! sorry nhưng tôi không thích, có cho không cũng nuổt không nổi :-??:-??.... chỉ trừ khi game đó bỏ vô máy chừng 5 phút lấy được 1000GS như Avatar thì may ra tôi còn suy nghĩ lại @-)@-)

  3. #3
    songdonggun Guest
    Trích dẫn Gửi bởi iaou1314
    ... chỉ trừ khi game đó bỏ vô máy chừng 5 phút lấy được 1000GS như Avatar thì may ra tôi còn suy nghĩ lại @-)@-)
    chơi game kiểu này thì hơi thực dụng quá anh ạ =]].....

  4. #4
    ShantellHa Guest
    You are not hardcore unless you live in hardcore


    game hay thì chơi là biết liền , ghét nhất mâ1y thằng chỉ đọc báo rồi chê con X nhà ta

  5. #5
    tranchung1357 Guest
    Muốn biết game nào hay game nào dở, chỉ có một cách để biết: Mua nó về chơi

  6. #6
    seo_bds Guest
    pa Linh viết đâu dâu

    tưởng nói về nạn đĩa lậu giết cách nhà phát hành

    chứ Fanboy thì dính gì đến suy thoái (:|

  7. #7
    ShawnG6661 Guest
    Thế theo mi sự suy thoái ko bao gồm nạn lộng hành của fanboy và cách nhìn nhận sai lầm về ngành công nghiệp game của giới truyền thông à? (:|

  8. #8
    Trịnh Nguyệt Guest
    Trích dẫn Gửi bởi LinhLoaLoa
    Thế theo mi sự suy thoái ko bao gồm nạn lộng hành của fanboy và cách nhìn nhận sai lầm về ngành công nghiệp game của giới truyền thông à? (:|

    Anh nói chuẩn-> vì có 1 số FANBOY của 1 số hệ máy...Nên ko chơi game trên hệ máy của đối thủ khác...nên làm ảnh hưởng tới quá trình bán game của 1 số hãng-> làm giảm doanh thu dẫn tới suy thoái cộng thêm nạn đĩa lậu tràn lan nữab-)


    Còn 1 số đông dùng 2 nhiều hệ máy chơi game gốc trên nhiều hệ máy ko theo trường phái FANBOY của 1 tựa máy cosole hay game nào... nhà phát triển game đc ủng hộ ở số đông này:-B

  9. #9
    Margery36G Guest
    Thật đáng buồn, sự thật vẫn là sự thật. Không có quá nhiều những game thủ ngày nay biết sẻ chia sự tin tưởng đó. Hãy hướng tới 1 vài trang web đã đề cập tới bên trên, hay N4G.com, nơi vốn tôi đang là 1 thành viên, và chính bạn sẽ được chứng kiến giới truyền thông đại chúng đã bóp méo nhận thức về game và thế hệ các cỗ máy console hiện nay ra sao, và đã làm ngăn trở đà phát triển của ngành công nghiệp 25 tuổi của chúng ta tới mức độ như thế nào. Họ đã làm đổi thay và xuyên tạc cái điều thực sự quan trọng đối với 1 gamer. Chúng chỉ nên liên quan hoàn toàn tới game, chứ không phải bất kì thứ gì khác.
    điển hình như halo wars dù có 1 cốt truyện hay , hệ thống gameplay cực tốt , hệ thống mạng cũng cực ổn mà vẫn bị chê trách . mà vì sao bị chê trách là vì nó chỉ có thể chơi đc 1 phe trong phần chơi chiến dịch =))
    mà họ k0 biết rằng nó mở đầu cho kỉ nguyên mới về game chiến thuật cho console - mảnh đát vốn là khô khan vs game chiến thuật thời gian thực =D>
    => càng có ít ngừoi quan tâm tới tựa game này [IMG]emoj/fb_frown.png[/IMG]

  10. #10
    nguyentienthuy Guest
    Thế theo mi sự suy thoái ko bao gồm nạn lộng hành của fanboy và cách nhìn nhận sai lầm về ngành công nghiệp game của giới truyền thông à?
    lại nhảm :-? người tiêu dùng thì từ thế hệ console thứ 1 đã thế :-?

    mà thật ra đâu có suy thoái gì , game lậu thì cũng toàn rơi vào những thị trườmng họ không nhắm tới .

    fanboy thì phải có .Thời nào cũng có,vì đâu phải ai cũng có 2 hệ máy

    không thể kím 1 chổ chỉ có pepsi mà ko có cola được :-?

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •